Vi khuẩn "ăn thịt người" tấn công Nhật Bản

    Các chuyên gia chưa chắc chắn về khả năng truyền nhiễm của căn bệnh này, nhưng thông tin cũng khiến nhiều khách du lịch lo ngại và cân nhắc khi ghé thăm Nhật Bản.

    Hội chứng sốc nhiễm độc liên cầu khuẩn, gọi tắt là STSS, là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn liên cầu nhóm A có thể gây viêm họng đối với trẻ em, đặc biệt là vào đầu mỗi năm học vào tháng 4 và tháng 5.

    Trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng hơn ở các bệnh nhân trên 30 tuổi với các triệu chứng như suy nội tạng, chết mô cơ thể hay còn gọi là hoại tử. Chính vì thế, STSS - thường được gọi là “vi khuẩn ăn thịt”, có tỷ lệ tử vong là 30%.

    Theo Viện Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIID), Nhật Bản đã có 556 ca mắc STSS trong quý 1 năm 2024, theo số liệu công bố ngày 24/3 và căn bệnh đã lan rộng khắp cả nước với các trường hợp được báo cáo ở 45 trong số 47 tỉnh thành của Nhật Bản. Họ nói thêm rằng việc kiểm tra virus cho thấy đây là một biến thể của chủng M1UK phổ biến ở Anh vào những năm 2010, “được coi là có khả năng gây bệnh và lây truyền cao”.

    vi-khuan
    Liên cầu khuẩn nhóm A. Ảnh: Asahi

    Bộ Y tế cho biết lần cuối cùng Nhật Bản chứng kiến ​​sự lây lan của căn bệnh này là vào năm 2019, được biết nước này bắt đầu theo dõi các ca nhiễm bệnh vào năm 1999.

    Các hãng truyền thông nước ngoài cũng đưa tin về sự gia tăng ca nhiễm STSS ở Nhật Bản, làm dấy lên lo ngại rằng “một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang lây lan với tốc độ kỷ lục”.

    Triều Tiên hủy bỏ kế hoạch đưa đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản tới Bình Nhưỡng thi đấu vòng loại World Cup 2026 vì lo lắng các cầu thủ sẽ mang bệnh truyền nhiễm đến quốc gia này.

    dich-benh
    Bộ Y tế khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Ảnh: SCMP

    Nhưng Bộ Y tế Nhật Bản cho biết “Đối với những cá nhân dự định đi du lịch đến Nhật Bản, không cần phải hủy kế hoạch du lịch do sự bùng phát của căn bệnh này. Chỉ cần đeo khẩu trang và giữ vệ sinh tốt”.

    Để ngăn ngừa nhiễm STSS ngay từ đầu, Tiến sĩ Ito Shigehiko từ Bệnh viện Yahata Thành phố Kitakyushu khuyên nên khử trùng vết cắt và vết thương bằng chất khử trùng thay vì chỉ rửa bằng nước.

    kilala.vn

    Nguồn: Asahi

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!